Việt Nam

  • Phong tục tập quán và sinh hoạt ngày Tết của Việt NamTrong dịp Tết Nguyên đán, có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên qua thời gian, xã hội ngày càng phát triển nên có nhiều thay đổi, một số phong tục đã mai một,...

  • Phong tục vía Thần Tài của người Việt NamNgày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài theo phong tục từ xưa của người Việt Nam. Vào ngày này nhiều người thường mua đồ lễ cúng trước bàn thờ Thần Tài để cầu tài lộc cho một năm mới làm ăn thuận lợi.

  • Phong tục xông đất xông nhà năm mới ở Việt NamXông đất hay đạp đất, xông nhà là phong tục đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một là ngày khai trương một năm mới, họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi.

  • Rằm tháng Giêng - Rằm Thượng NguyênVào ngày rằm tháng Giêng, 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi chung quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo. Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn. Sau khi chứng đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội Bồ đề, đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara nhập diệt.

  • Tết Đoan NgọNgày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày Tết truyền thống tại Việt Nam và một số nước Đông Á. Ngày này được gọi là Tết Đoan Ngọ. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ.

  • Tết Hàn ThựcTết Hàn Thực là một ngày Tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Ngày Tết Hàn thực truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.

  • Tết Nguyên ĐánTết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết. Tết là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới.

  • Tết Nguyên Tiêu - Tết Thượng NguyênTết Nguyên Tiêu là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ giữa đêm 14 - đêm trước trăng rằm và trọn ngày 15 - ngày rằm, cho đến nửa đêm 15 - đêm trăng rằm của tháng Giêng Âm lịch.

  • Tết Trùng ThậpTết Trùng thập ngày mùng 10 tháng 10 Âm lịch còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay là Tết Song thập, Tết Thường tân, Tết Cơm mới tháng mười,… Đối với các nhà có truyền thống Đông Y lâu đời, vào ngày Tết Trùng Thập họ sẽ làm cơm, cỗ linh đình để mời anh em, bạn bè, khách hàng lâu năm ăn uống để tăng cường thêm các mối quan hệ xã hội.