Việt Nam

  • Ngày Rằm tháng Tám - Tết Trung ThuTết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng Tám hằng năm, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết Trung Thu vì sẽ được người lớn tặng đồ chơi, lồng đèn,... được ăn bánh Trung Thu, xem múa lân và vui chơi thỏa thích.

  • Ngày Rằm tháng Tư – Lễ Phật ĐảnNgày Rằm tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử trọng đại của Phật giáo, đây là ngày kỷ niệm một lúc ba sự kiện - Tam hợp, đó là ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật.

  • Ngày tiết Thanh MinhThanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh Minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời - Dương lịch, chứ không phải theo quy luật vận hành của mặt trăng - Âm lịch như mọi người từng nghĩ. Do đó, tiết Thanh Minh thường bắt đầu từ mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4 dương lịch.

  • nhung-so-dien-thoai-can-biet-cua-cac-ben-xe-tai-viet-nam

    Những số điện thoại cần biết của các Bến xe và các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng,... và các Tỉnh, Thành khác của Việt Nam. Những số điện thoại này sẽ giúp bạn thuận tiện liên hệ trong việc hỏi thăm thông tin về các chuyến xe, giờ khởi hành, đặt vé,...

  • so-dien-thoai-can-biet-cua-canh-sat-giao-thong-tai-viet-nam

    Những số điện thoại cần biết của Cảnh sát giao thông và Sở giao thông vận tải tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng,... và các Tỉnh, Thành khác của Việt Nam. Những số điện thoại này sẽ giúp bạn thuận tiện liên hệ trong việc hỏi thăm thông tin, thông báo kẹt xe, tai nạn,... khi đi đường.

  • nhung-so-dien-thoai-can-biet-tai-viet-namĐây là những số điện thoại liên lạc khẩn cấp như công an, cứu hỏa, cấp cứu và các dịch vụ viễn thông khác tại Việt Nam. Những số điện thoại này có hiệu lực trên toàn quốc. Bạn hãy lưu lại, ghi nhớ và luôn để những số điện thoại này bên cạnh điện thoại bàn, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống hàng ngày, nhất là khi gặp những trường hợp cấp bách.

  • Phong tục chưng hoa ngày tết của người Việt NamTừ xưa người Việt Nam đã có phong tục chưng hoa ngày tết vì theo quan niệm của mọi người thì tên và màu sắc của các loài hoa sẽ mang những ý nghĩa tốt đẹp và may mắn cho năm mới. Hoa Đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ của hoa chứa đựng sinh khí mạnh. Hoa Mai màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển, cao sang,...

  • Phong tục cúng cô hồn tháng 7 Âm lịchCúng cô hồn tháng 7 Âm lịch được xem là một hoạt động tâm linh và văn hóa của người Việt đối với những người đã chết. Cúng cô hồn nhằm mục đích cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không người thờ phụng. Đây cũng là cách người sống tin rằng sẽ không bị quấy nhiễu hoặc được phù hộ từ những oan hồn trên.

  • Phong tục cúng lễ Trừ Tịch của Việt NamLễ Trừ Tịch còn gọi là lễ để khu trừ ma quỷ, do có từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ Giao Thừa. Lễ Trừ Tịch được cử hành vào giờ Tý - từ 23 giờ đến 1 giờ, khoảnh khắc bao hàm trong đó một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

  • Phong tục cúng ông Công ông Táo của Việt NamNgày 23 tháng Chạp là ngày người Việt Nam cúng ông Công ông Táo - Táo quân. Theo quan điểm của người Việt Nam thì ông Công ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.