Phong tục cúng ông Công ông Táo của Việt NamNgày 23 tháng Chạp là ngày người Việt Nam cúng ông Công ông Táo - Táo quân. Theo quan điểm của người Việt Nam thì ông Công ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giớiNgày Sở hữu trí tuệ thế giới - World Intellectual Property Day là ngày 26 tháng 4 hàng năm, do tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO thành lập năm 2000 để nâng cao nhận thức về cách mà bằng sáng chế, quyền tác giả, thương hiệu và thiết kế tác động đến cuộc sống hàng ngày và để biểu dương tính sáng tạo, sự đóng góp của những người sáng tạo và những người đổi mới vào việc phát triển các xã hội trên toàn cầu.

Ngày tiết Thanh MinhThanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh Minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời - Dương lịch, chứ không phải theo quy luật vận hành của mặt trăng - Âm lịch như mọi người từng nghĩ. Do đó, tiết Thanh Minh thường bắt đầu từ mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4 dương lịch.

Ngày cá tháng TưNgày cá tháng Tư, nhằm ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm, còn gọi là ngày nói dóc, ngày nói đùa,... là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Đây là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò nói dóc để đùa giỡn nhau.

Ngày Rằm tháng Tám - Tết Trung ThuTết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng Tám hằng năm, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết Trung Thu vì sẽ được người lớn tặng đồ chơi, lồng đèn,... được ăn bánh Trung Thu, xem múa lân và vui chơi thỏa thích.

Ngày Rằm tháng Bảy – Rằm Trung NguyênNgày Rằm tháng Bảy hàng năm là Rằm Trung Nguyên, dân gian vẫn thường gọi ngày này là ngày xá tội vong nhân. Theo Đạo Phật, ngày Rằm tháng Bảy còn là ngày Phật hoan hỷ, ngày Tặng Tự Tứ, ngày Tăng Thọ Tuế và ngày Vu Lan báo hiếu...