Phong tục

  • Các bài văn khấn cúng trong ngày Tết Nguyên ĐánTheo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán con cháu sẽ sửa soạn sắm lễ vật để thành kính dâng lên tổ tiên trong các ngày đầu năm mới. Khi cúng mọi người sẽ thành tâm đọc văn khấn để thỉnh các cụ và các vị thần linh về dự. Sau đây là các bài văn khấn cúng Tết Nguyên đán để các bạn cùng tham khảo.

  • Các lễ cúng trong ngày Tết Nguyên ĐánTết là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà hay còn gọi ông Vải. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Vào dịp Tết mọi nhà đều dọn dẹp, lau chùi các vật thờ cúng trên bàn thờ để rước ông bà về ăn Tết với con cháu.

  • Các phong tục trong ngày Tết Nguyên ĐánNgười Việt Nam theo phong tục quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

  • Phong tục chưng hoa ngày tết của người Việt NamTừ xưa người Việt Nam đã có phong tục chưng hoa ngày tết vì theo quan niệm của mọi người thì tên và màu sắc của các loài hoa sẽ mang những ý nghĩa tốt đẹp và may mắn cho năm mới. Hoa Đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ của hoa chứa đựng sinh khí mạnh. Hoa Mai màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển, cao sang,...

  • Phong tục cúng cô hồn tháng 7 Âm lịchCúng cô hồn tháng 7 Âm lịch được xem là một hoạt động tâm linh và văn hóa của người Việt đối với những người đã chết. Cúng cô hồn nhằm mục đích cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không người thờ phụng. Đây cũng là cách người sống tin rằng sẽ không bị quấy nhiễu hoặc được phù hộ từ những oan hồn trên.

  • Phong tục cúng lễ Trừ Tịch của Việt NamLễ Trừ Tịch còn gọi là lễ để khu trừ ma quỷ, do có từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ Giao Thừa. Lễ Trừ Tịch được cử hành vào giờ Tý - từ 23 giờ đến 1 giờ, khoảnh khắc bao hàm trong đó một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

  • Phong tục cúng ông Công ông Táo của Việt NamNgày 23 tháng Chạp là ngày người Việt Nam cúng ông Công ông Táo - Táo quân. Theo quan điểm của người Việt Nam thì ông Công ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.

  • Phong tục tập quán và sinh hoạt ngày Tết của Việt NamTrong dịp Tết Nguyên đán, có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên qua thời gian, xã hội ngày càng phát triển nên có nhiều thay đổi, một số phong tục đã mai một,...

  • Phong tục vía Thần Tài của người Việt NamNgày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài theo phong tục từ xưa của người Việt Nam. Vào ngày này nhiều người thường mua đồ lễ cúng trước bàn thờ Thần Tài để cầu tài lộc cho một năm mới làm ăn thuận lợi.

  • Phong tục xông đất xông nhà năm mới ở Việt NamXông đất hay đạp đất, xông nhà là phong tục đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một là ngày khai trương một năm mới, họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi.