Âm Lịch

  • Ngày lễ Thất Tịch - Sự tích Ngưu Lang - Chức NữNgày mồng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là lễ tình nhân phương Đông, là ngày mà nhiều người ở một số quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,... tưởng nhớ đến sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ.

  • Ngày lễ Vu Lan báo hiếuVu Lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Việt Nam. Thường vào thời điểm này trong năm những người con hiếu thảo tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ.

  • Ngày Rằm tháng Bảy – Rằm Trung NguyênNgày Rằm tháng Bảy hàng năm là Rằm Trung Nguyên, dân gian vẫn thường gọi ngày này là ngày xá tội vong nhân. Theo Đạo Phật, ngày Rằm tháng Bảy còn là ngày Phật hoan hỷ, ngày Tặng Tự Tứ, ngày Tăng Thọ Tuế và ngày Vu Lan báo hiếu...

  • Ngày Rằm tháng Mười - Rằm Hạ NguyênNgày 15 tháng 10 âm lịch là ngày Rằm tháng Mười không chỉ có ý nghĩa là Tết Hạ nguyên mà nó đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với người Phật tử, Rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ ân đức chư Phật mười phương gia hộ, thánh thần độ trì, kế đến là tổ tiên ông bà che chở.

  • Ngày Rằm tháng Tám - Tết Trung ThuTết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng Tám hằng năm, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết Trung Thu vì sẽ được người lớn tặng đồ chơi, lồng đèn,... được ăn bánh Trung Thu, xem múa lân và vui chơi thỏa thích.

  • Ngày Rằm tháng Tư – Lễ Phật ĐảnNgày Rằm tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử trọng đại của Phật giáo, đây là ngày kỷ niệm một lúc ba sự kiện - Tam hợp, đó là ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật.

  • Ngày tiết Thanh MinhThanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh Minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời - Dương lịch, chứ không phải theo quy luật vận hành của mặt trăng - Âm lịch như mọi người từng nghĩ. Do đó, tiết Thanh Minh thường bắt đầu từ mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4 dương lịch.

  • Phong tục cúng cô hồn tháng 7 Âm lịchCúng cô hồn tháng 7 Âm lịch được xem là một hoạt động tâm linh và văn hóa của người Việt đối với những người đã chết. Cúng cô hồn nhằm mục đích cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không người thờ phụng. Đây cũng là cách người sống tin rằng sẽ không bị quấy nhiễu hoặc được phù hộ từ những oan hồn trên.

  • Phong tục cúng lễ Trừ Tịch của Việt NamLễ Trừ Tịch còn gọi là lễ để khu trừ ma quỷ, do có từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ Giao Thừa. Lễ Trừ Tịch được cử hành vào giờ Tý - từ 23 giờ đến 1 giờ, khoảnh khắc bao hàm trong đó một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

  • Phong tục vía Thần Tài của người Việt NamNgày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài theo phong tục từ xưa của người Việt Nam. Vào ngày này nhiều người thường mua đồ lễ cúng trước bàn thờ Thần Tài để cầu tài lộc cho một năm mới làm ăn thuận lợi.