Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt có các phần cơ điện và nước nên bạn cần phải chú ý thường xuyên bảo quản và vệ sinh để giúp cho máy giặt làm việc hiệu quả, không bị hư hỏng vặt, tăng tuổi thọ cho máy giặt và nhất là đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Bảo quản và vệ sinh máy giặt
Bảo quản và vệ sinh máy giặt

Cách bảo quản máy giặt để sử dụng được bền lâu

  1. Sau khi giặt xong bạn phải lau chùi sạch sẽ ngăn chứa xà bông, nước xả... để tránh bị đóng khô gây tắc nghẽn.
  2. Lau sạch nước bên trên và xung quanh máy giặt để tránh làm cho các bộ phận bằng kim loại bị gỉ sét.
  3. Luôn giữ vệ sinh thông thoáng khu vực máy giặt để tránh bị ẩm ướt.
  4. Tắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.
  5. Định kỳ làm vệ sinh lồng máy giặt bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. 

Cách làm vệ sinh máy giặt định kỳ

Bạn nên làm vệ sinh máy giặt định kỳ khoảng 3 hoặc 6 tháng một lần để giúp máy giặt hoạt động êm, mạnh và không bị hư hỏng vặt.

1

Lau chùi máy giặt

Lau chùi máy giặt sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, Benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.

2

Vệ sinh lưới lọc nước của máy giặt

Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩn bám đóng, cách thực hiện như sau: 

  1. Khóa nguồn nước vào máy giặt và mở đầu ống dẫn nước nối với van cấp nước của máy giặt.
  2. Dùng kiềm đầu nhọn để gắp lưới lọc ra khỏi van cấp nước.
  3. Sử dụng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn và lắp lưới lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, tránh làm hỏng van cấp nước.

Làm vệ sinh lưới lọc nước của máy giặt
Làm vệ sinh lưới lọc nước của máy giặt

3

Vệ sinh lưới lọc xơ vải bên trong máy giặt

Công việc vệ sinh lưới lọc xơ vải bên trong máy giặt cần được thực hiện thường xuyên bằng cách tháo lưới lọc ra khỏi máy, dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ rồi lắp vào trở lại.

Vệ sinh lưới lọc xơ vải và cặn bẩn bên trong máy giặt
Vệ sinh lưới lọc xơ vải và cặn bẩn bên trong máy giặt

4

Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng

Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài. Vì vậy, sau mỗi lần giặt bạn nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.

Vệ sinh ngăn đựng xà phòng và nước xả của máy giặt
Vệ sinh ngăn đựng xà phòng và nước xả của máy giặt

5

Vệ sinh lưới lọc nước xả

Một số máy giặt được trang bị lưới lọc trước khi xả nước ra ngoài, lưới lọc này thường nằm ở đầu bên trong của ống xả nước, bạn hãy dó tìm vị trí và tháo ra để thu dọn các vật dụng còn sót lại khi giặt và làm sạch lưới lọc. 

Vệ sinh lưới lọc nước xả của máy giặt
Vệ sinh lưới lọc nước xả của máy giặt

6

Vệ sinh lưới lọc máy bơm xả nước

Đối với các loại máy giặt có bơm xả nước, bạn cần làm vệ sinh lưới lọc máy bơm xả nước bằng cách tháo vít ở nắp sau để thao tác với máy bơm, xoay nắp bơm ngược chiều kim đồng hồ, mở nắp để lấy đi những vật bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra sự rò rỉ của nước sau khi lắp, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.

Vệ sinh lưới lọc bơm xả nước của máy giặt
Vệ sinh lưới lọc bơm xả nước của máy giặt

Xem hướng dẫn cách Lắp đặt và sử dụng máy giặt

Phản hồi bài viết

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.